Thị trường bất động sản tại Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư thế giới

Trong những năm gần đây thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc so với các nước trong khu vực.Tăng trưởng kinh tế, như kinh nghiệm từ các nước phát triển, sẽ dẫn tới sự bùng nổ của thị trường bất động sản nhà ở và dịch vụ với những biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp, các căn hộ chung cư văn phòng cao cấp đến các khu resort, khu giải trí, khu nghĩ dưỡng hiện đại và sang trong. Và đó cũng chính là những gì thị trường Việt Nam đã chứng kiến trong 10 năm trở lại đây. Nếu nền kinh tế tiếp tục “trưởng thành”, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nhiều thập kỷ tới.


Tòa nhà cao nhất thành phố Hồ Chí Minh

Riêng ngành bất động sản Việt Nam cần làm gì để tránh “sa lầy” và tạo được nền móng cho sự phát triển lâu dài, cũng như đóng góp cho nền kinh tế nói chung? Câu trả lời quan trọng nhất là quy hoạch.
Liệu một thành phố với tiềm năng của mức giá cho thuê có quan hệ mật thiết với mức tăng GDP hai chữ số của nền kinh tế đang phát triển có phải là một cơ hột đầu tư quá mạo hiểm so với những loại tài sản truyền thống có lợi suất thấp, ít có khả năng tăng tại các thành phố đã phát triển trong khu vực? Liệu cách biệt 600 điểm cơ bản giữa lợi suất văn phòng của Hồng Kông và TP.Hồ Chí Minh có thực sự phản ánh khác biệt trong tình hình hoạt động trong tương lai của 2 thị trường?” – Savills đưa ra một vài câu hỏi, không chỉ áp dụng đối với riêng khu vực châu Á mà cho toàn thế giới, có thể được tìm thấy lời giải đáp tại một quốc gia Đông Á. Nhật Bản đã trải qua hơn hai thập kỉ với mức lãi suất cực thấp, bất động sản đã được thị trường ghi nhận giá trị đầy đủ, tạo lợi nhuận thấp, giá liên tục giảm và khấu hao


Tòa nhà cao nhất Hà Nội

Bangkok, Kuala Lumpur hay Manila đều là những thị trường phát triển mạnh trong hai thập kỷ trước, nhưng đã chững lại khi tiềm năng đầu tư giảm sút. Những vấn đề về giao thông và quá tải về mật độ dân số là bước cản lớn đối với những thành phố này.

Trong khi đó Singapore tiếp tục hấp dẫn các nguồn vốn dài hạn và ổn định. Sự khác biệt lớn có thể thấy là Singapore đã quy hoạch rất tốt cơ sở hạ tầng đô thị và quản lý chặt chất lượng cũng như thiết kế công trình và cơ sở hạ tầng. Đảm bảo mật độ xây dựng tốt và đồng bộ với một cơ sở hạ tầng đầu tư có tầm nhìn là tối quan trọng, nhằm duy trì sức phát triển cho thị trường xây dựng và giao thông.

Bùng nổ xây dựng ở Hà Nội và TP.HCM những năm qua cho thấy những dấu hiệu của sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng và quản lý quy hoạch. Điều này dẫn tới tình trạng quá tải của thành phố, kể cả những khu vực mới phát triển như quận 2 ở TP.HCM hay phía Đông Hà Nội.


Biểu tượng khi đến thành phố Đà Nẵng

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập sẽ dần chuyển nhu cầu thành thực cầu và tiềm năng thành cơ hội. Nhìn từ góc độ của nhà đầu tư, thực cầu và cơ hội ở Việt Nam là rất hấp dẫn, trải đều trong các lĩnh vực bất động sản từ nhà ở, văn phòng, shopping malls, cho đến kho vận và khách sạn du lịch. Sức hút này có thể tạo ra những giai đoạn bùng nổ về xây dựng khó tránh khỏi - và thị trường tốt sẽ có khả năng tự điều tiết cung cầu. Quy hoạch tốt chính là cầu nối quan trọng đảm bảo cho thị trường có được khả năng điều tiết và duy trì phát triển lâu dài.

Ổn định là một lợi thế

So với các nước trong khu vực, ổn định chính trị và kinh tế ở Việt Nam đang là một lợi thế.

Sau chu kỳ điều chỉnh từ 2010-2013 khi hệ thống tài chính Việt Nam thắt chặt lại để xử lý nợ xấu và kiềm chế lạm phát, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát thành công thị trường trong giai đoạn này có vai trò tích cực củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư – nhất là khi tỷ giá VND cũng được giữ tương đối ổn định trong những năm qua. 

Với các nhà đầu tư tổ chức, quản lý rủi ro đầu tư có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư lâu dài, nên tính ổn định, “dự báo được” của thị trường càng tốt bao nhiêu thì sức hút của nó càng lớn bấy nhiêu.

Mặc dù hệ thống ngân hàng đã ổn định trở lại, nợ xấu theo số liệu chính thức đã giảm đáng kể, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng trong hai năm trở lại đây lại lên quá nhanh, hơn 20% trong năm 2016. Cộng với những dấu hiệu về lạm phát cũng nhích dần trở lại, sức ép lãi suất sẽ tăng dần lên – nhất là khi Mỹ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản cộng với giá dầu đang tăng.


Tòa nhà cao nhất Nha Trang 

Mặc dù những dấu hiệu bất ổn định này mới nhen nhóm, nhưng nó đã sớm xuất hiện trên “radar” của các nhà đầu tư. Sẽ không hề ngạc nhiên nếu các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã vào Việt Nam từ vài năm trước, sẽ tính toán “chốt lời” trong giai đoạn hiện nay.Đặc biệt là khu vực bất động sản khách sạn du lịch hoặc văn phòng – khi mà lượng vốn đầu tư và tốc độ xây dựng đang tăng nhanh.
Trong hai năm trở lại đây, Việt Nam đang nổi lên như một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Có nhiều tín hiệu tích cực. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định hơn 6%/năm trong suốt 10 năm qua, nhất là sự vực dậy của Việt Nam sau giai đoạn 2009-2010 cho thấy Việt Nam có nội lực để vượt qua khủng hoảng. Việc ban hành luật đất đai năm 2014, cho phép công dân nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam, cũng là một bước tiến tích cực với việc quản lý, đầu tư và sở hữu bất động sản ở Việt Nam.

Đối với các nguồn vốn quốc tế thì tăng trưởng, ổn định và minh bạch là ba trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức hấp dẫn của một thị trường.

Vậy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức nào trong mắt các nhà đầu tư quốc tế?

Hoà nhịp được với dòng chảy của luồng vốn này sẽ đưa thị trường Việt Nam lên một tầm mới. Vậy cả chính phủ và các nhà đầu tư trong nước, nên làm gì để tận dụng và tạo dựng cơ hội cho mình, không chỉ trong một vài năm tới mà lâu dài hơn thế?

Điểm sáng tăng trưởng kinh tế

So với các nước châu Á, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đang thực sự là một điểm sáng nổi bật. Với dự báo tăng trưởng duy trì ở mức 6-7% trong thập kỷ tới, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế vừa và nhỏ có sức tăng trưởng tốt nhất châu Á. Lợi thế về quy mô dân số, cơ cấu dân số trẻ, mức đô thị hoá, và sức tăng tiêu dùng của Việt Nam đều được đánh giá ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Trong khi các nước đang phát triển xung quanh đang chựng lại vì nhiều nguyên do khác nhau, cơ hội cho Việt Nam đón nhận những luồng vốn chảy ngược ra từ Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan là rất lớn – nhất là trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu. Đối với một số nhà đầu tư, chu kỳ phát triển của thị trường Việt Nam được so sánh  như Trung Quốc cách đây 1-2 thập kỷ, tất nhiên ở một quy mô nhỏ hơn nhiều.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dự Án Phú Điền Residences - Hội Trụ Tinh Hoa Trên Từng Cảm Xúc

Có nên mua đất nền thuộc dự án khu dân cư Mỹ Khê Angkora Park?

Đất nền dự án tại Đà Nẵng đang có chiều hướng biến đổi khôn lường.